Ads (728x90)

Template Information

Entertainment

Sample Footer

Facebook

About US

Advertisements

Random Posts

Business

Popular Posts

Lifestyle

Sports

Gallery

GiadinhNet - Việc các quốc gia có ít tuyến cáp quang nối với nước ngoài như ở VIệt Nam thì việc đứt một tuyến cũng sẽ ảnh hưởng đến rất lớn đến người sử dụng internet. Hiện tại, do đang trong thời gian bảo dưỡng nên tuyến cáp này ngưng hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình và Xã hội, ông Vũ Anh Tú- Giám đốc Công nghệ Công ty Viễn thông FPT Telecom cho biết, nếu tất cả các tuyến cáp quang bị đứt thì hiển nhiên không thể kết nối được internet. Bởi hiện nay, lưu lượng truy cập internet từ Việt Nam ra quốc tế đa phần dùng cáp quang, ngoài ra còn sử dụng vệ tinh nhưng chỉ là phần rất nhỏ.
Tuy nhiên, ông Vũ Anh Tú cũng co biết thêm, khả năng này xảy ra là rất hiếm bởi hiện nay chúng ta có cả chục tuyến cáp quang cả ngoài biển lẫn trên đất liền.
Như đã thông tin trước đó, vào 8 giờ 04 phút ngày 5/1/2015, đã xảy ra sự cố khiến tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia Pacific Gateway) một trong những tuyến cáp chiếm lưu lượng truy cập internet ở Việt Nam lớn nhất bị đứt trên đoạn cáp S1H, cách trạm Vũng Tàu 117 km. Sự cố này khiến các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel, SPT, Netnam đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sơ đồ kết nối internet từ Việt Nam ra thế giới thông qua tuyến cáp quang AAG
Theo ông Vũ Anh Tú, việc các quốc gia có ít tuyến cáp quang nối với nước ngoài như ở Việt Nam thì việc đứt một tuyến cũng sẽ ảnh hưởng đến rất lớn đến người sử dụng internet.  Hiện tại, do đang trong thời gian bảo dưỡng nên tuyến cáp này ngưng hoạt động. Để bù đắp lượng kết nối bị ảnh hưởng, các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam đều phải sử dụng các tuyến cáp khác để hoạt động trở lại.
Được biết, tuyến AAG có dung lượng lớn nhất và được đầu tư gần đây nhất, còn các tuyến khác (SE-ME-WE-3, TVH) đều đã có tuổi đời từ 10-15 năm và dung lượng thấp. Tuyến cáp IA tuy mới được xây dựng nhưng dung lượng cũng không bằng AAG. Vì vậy mỗi lần AAG xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ internet chung của Việt Nam. Người dùng sẽ thấy tốc độ truy cập bị chậm rõ rệt. Có thể ví AAG giống như quốc lộ 1 của chúng ta hiện nay, chỉ cần một sự cố cũng có thể khiến giao thông Bắc - Nam bị ảnh hưởng không nhỏ.
Dự kiến công tác sửa chữa hoàn tất vào 14 giờ ngày 23/1
Dự kiến công tác sửa chữa hoàn tất vào 14 giờ ngày 23/1
“Hiện nay, chúng ta khai thác internet qua đường cáp quang là chính, ngoài ra còn sử dụng vệ tinh nhưng chỉ là phần rất nhỏ. Nếu tất cả các tuyến cáp quang bị đứt thì hiển nhiên không kết nối được internet. Tuy nhiên, điều này là rất khó xảy ra vì có cả chục tuyến cáp khác nữa”, ông Vũ Anh Tú cho biết.
Theo ông Tú, mỗi tuyến cáp là kết quả hợp tác của nhiều nhà khai thác nhiều quốc gia khác nhau. Việc thi công vô cùng phức tạp và phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bên, nhiều tổ chức quốc tế với nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Khi xây dựng một tuyến cáp quang biển, toàn bộ tuyến cáp chính phải nằm trong hải phận quốc tế. Khi đến hải phận của nước nào thì nước đó sẽ có quyền tạo một nhánh rẽ để kết nối vào địa phận của mình. Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố.
Theo các chuyên gia, việc đứt cáp quang biển có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do thiên tai như bão, giông tố (các vùng nước nông), sóng thần, động đất dưới đáy biển, các vận động địa chất khác của lòng biển, vướng vào dây neo của tàu lớn, phá hoại có chủ đích hoặc vô tình (do con người)
Liên quan đến tuyến cáp AAG bị đứt, ông Tú cho biết, khoảng 1 giờ sáng ngày 15/1, tàu sẽ đến vị trí đứt cáp và bắt đầu hàn nối sợi cáp đầu tiên vào 19 giờ ngày 17/1. Đến 18 giờ ngày 19/1, mối nối cuối cùng sẽ được thực hiện. Công tác sửa chữa dự kiến hoàn tất vào 14 giờ ngày 23/1. Khi đó 100% kênh truyền được khôi phục và việc sử dụng internet ở Việt Nam sẽ trở lại bình thường.
Đưa vào sử dụng từ 2009 với tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 500 triệu USD với chiều dài hơn 20.000 km, tuyến cáp biển AAG kết nối tiểu vùng Đông Nam Á với Đài Loan, Hồng Kông rồi sang Mỹ. Chính vì tuyến đường truyền trọng yếu, chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông của Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều người dùng như Google, Gmail, Facebook , Yahoo!… toạ lạc nên khi tuyến cáp AAG xảy ra sự cố, kết nối của người dùng tới các dịch vụ này bị ảnh hưởng gây nên sự khó chịu, việc phân chia lưu lượng trên cách kênh truyền dẫn khác thường gây ra tăng độ trễ (ping cao) và giảm tốc độ truy cập. Sau 5 năm đưa vào sử dụng, tuyến cáp này đã có hàng chục lần gặp sự cố và chỉ tính riêng trong năm 2014, đã có tới 4 lần thông tin liên lạc bị gián đoạn, với tổng thời gian lên đến 2-3 tháng.
Quỳnh Nguyên

Đăng nhận xét